Bệnh thoái hóa đốt sống có thể gặp ở bất kỳ ai, hiện nay bệnh đang có dấu hiệu gia tăng một cách chóng mặt đặc biệt ở người cao tuổi.
- Top 4 căn bệnh hay gặp nhất ở người cao tuổi
- Người cao tuổi nên ăn gì khi bị bệnh táo bón?
- Những biện pháp tốt nhất để duy trì sức khỏe và tuổi thọ cho người cao tuổi
Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ
Bệnh thoái hóa đốt sống là gì?
Bệnh thoái hóa đốt sống chính là quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất ở vùng cột sống. Thoái hóa cột sống làm cho xơ của đĩa đệm bị giòn và dễ nứt mẻ, khiến cho nhân bị thoát ra bên ngoài gây thoát vị đĩa đệm. Từ đây các dây chằng cũng bị mất độ đàn hồi, giòn, cứng hoặc hóa xương chèn ép vào các đầu dây thần kinh có ngay trong dây chằng gây ra tình trạng đau đớn hoặc chèn vào các dây thần kinh trong lỗ liên hợp hay rễ thần kinh trong ống sống.
Theo thống kê của bộ y tế Việt Nam hiện nay số người mắc bệnh thoái hóa đốt sống chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 50 trở đi, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại kéo dài dai dẳng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhói và bị giới hạn khả năng vận động, làm sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa đốt sống
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa đốt sống, nhưng nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu đó là do tuổi tác, chính vì thế trong giới chuyên môn thường gọi bệnh với tên gọi khác là bệnh người cao tuổi, khi cơ thể bước sang tuổi 50 – 60 các tế bào sụn ở vùng cột sống bị giảm khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào sụn nên dần các tế bào này bị hết hẳn đi vã khiến cho khả năng chịu lực, độ đàn hồi giảm kèm theo đó là những cơn đau. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa đốt sống như làm việc quá sức, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể bị lão hóa sớm hoặc người bệnh mắc một vài bệnh như gút, đau lưng, béo phì…
Biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống
Bệnh đau đốt sống là một trong những căn bệnh người cao tuổi thường gặp. Một vài biểu hiện chính của bệnh thoái hoán đốt sống như:
- Thông thường những người bị bệnh thoái hóa cột sống sẽ bị đau lưng ở vùng lưng dưới và lan xuống những vùng khác như mông, đùi, bắp chân và chân. Thời gian có thể kéo dài khoảng 1,5 tháng đến 2 tháng.
- Khi người bệnh cúi xuống để lấy đồ sẽ gây đau đớn ở vùng lưng.
- Bệnh đau âm ỉ hoặc đau dữ dội làm hạn chế khả năng vận động, đứng hay ngồi cũng rất khó khăn.
- Đặc biệt khi thời tiết trở lạnh hoặc vận động quá mức vùng lưng sẽ cảm thấy đau đớn.
- Không chỉ gây nên tình trạng đau nhức mà về sau người bệnh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại.
Khi mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra
Cách phòng và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống ở người già
Để bệnh không còn là nỗi lo cho sau này, bắt đầu từ hôm nay bạn cần có một chế độ ăn uống và sống lành mạnh:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, không nên quá nhiều tinh bột, dầu mỡ và đồ ăn quá mặn.
- Không nên nằm nhiều hoặc ngồi nhiều.
- Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều canxi như cá, thịt, tôm, trứng, sữa, bổ sung nhiều chất xơ... sẽ giúp cho xương cứng và mau hồi phục hơn.
Hiện nay trên thị trường không có loại thuốc hay biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh thoái hóa đốt sống, mọi biện pháp và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau và khó chịu từ bệnh mang đến. Để bệnh có sự tiến triển tốt hơn người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để bệnh không ảnh hưởng tới cuộc sống quá nhiều. Ngoài việc sử dụng thuốc tây, hiện khá nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp uống thuốc nam hay châm cứu của các Y sĩ Y học Cổ truyền để điều trị bệnh hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí và không mang đến tác dụng phụ như sử dụng thuốc tây.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, tốt nhất khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào người bệnh nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để quá trình điều trị mang đến kết quả tốt nhất.
Nguyễn An - ytevietnam.net.vn